Vùng nguyên liệu Sắn dây đất đồi Lam Hồng

Natural Remedies 17:18 Add Comment
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn video vùng nguyên liệu sắn dây đất đồi Lam Hồng. 

LAM HỒNG CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM CỦA MÌNH NHƯ SAU

● Cam kết đảm bảo tinh nghệ nguyên chất 100%, được chiết xuất từ củ nghệ tươi được trồng trên đất Nghệ An (vùng được đánh giá có giống nghệ tốt nhất và có hàm lượng Curcumin cao trong nghệ). Chúng tôi chọn lựa từ những củ nghệ tốt nhất để có sản phẩm tốt nhất. Chất lượng sản phẩm là điều chúng tôi đặt lên hàng đầu.

● Cam kết sắn dây đất đồi xứ Nghệ, nguyên chất 100%, loại sắn ta, chế biến sạch, không pha bất cứ tạp chất gì, không chất bảo quản.

● Cam kết về an toàn thực phẩm: Tất cả các công đoạn từ rửa sơ bộ, xay, nghiền đều được dùng nước máy 100%.

● Cam kết sản phẩm được chuyển trực tiếp từ cơ sở sản xuất đến tận tay người tiêu dùng không qua bất kỳ một hình thức trung gian nào.

● Cam kết nhận lại hàng nếu khách hàng không vừa lòng kể cả hàng đã dùng rồi.
 
 

CÁC LOẠI SẮN DÂY

Natural Remedies 10:35 Add Comment
Cây sắn dây đất đồi
Hình ảnh vườn sắn dây đất đồi Lam Hồng

Bột sắn dây là một loại bột rất quý, nó làm tăng cường nội lực, sức đề kháng cho cơ thể, chữa bệnh và dùng trong nhiều món ăn, thức uống.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán sắn dây, trong bài viết này chúng tôi sẽ bàn về các loại sắn dây, chúng tôi chưa bàn đến giá cả của dược liệu này.

>>>>> Theo chúng tôi, có 4 loại bột sắn dây trên thị trường sau đây:

✪ Bột sắn dây được trồng trên đất đồi núi, đất trung du miền trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v..). Đây là loại sắn dây tốt nhất, những củ sắn được trồng tự nhiên trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng (gió Lào) và vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Điều này giúp cho sắn dây ở vùng này có nhiều dược tính hơn bất cứ sản phẩm nào cùng loại trồng ở địa phương khác.

Những củ sắn dây ở vùng này khi làm bột sẽ có lớp bột trắng tinh tụ xuống đáy của thùng lọc một cách nhanh chóng (Ví dụ sắn dây Lam Hồng chọn củ mọc tự nhiên hoặc được trồng một cách tự nhiên, không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên rất dương, chỉ cần 5-6 lần lọc nước là được). Các sản phẩm khác cũng có tính chất tương tự như vậy (ví dụ như nghệ). Đó là tính chất đặc biệt của củ sắn ở vùng này.

Tuy nhiên cần phải lưu ý một điều, củ sắn dây được làm bột cũng phải đủ tuổi thì mới cho sản phẩm tốt, thơm ngon, nhiều dược tính.

✪ Sắn dây trồng ở vùng đồng bằng nói chung. Loại sắn dây này thường to, nhiều nước, ít tinh bột và dược tính so với sắn dây trồng ở đất đồi. Nói chung chất lượng kém xa so với bột sắn dây đồi. Một người tinh tế khi dùng sẽ nhận ra điều này ngay lập tức.

✪ Sắn dây làm từ sắn dây giống Trung Quốc, loại này củ ngắn và dễ thu hoạch, năng suất cao nhất trong các loại sắn. Như bạn biết, loại này trồng nhanh nên dược liệu sẽ giảm.

✪ Loại sắn dây thứ tư là sắn dây có độn các tạp chất vào. Thật sự hiện nay trên thị trường bạn rất khó để tìm bột sắn dây nguyên chất đúng nghĩa.

>>>>> Nhận xét: Trong 4 loại sắn dây trên đây, sắn dây loại 1 là tốt nhất và khan hiếm nhất, hiện nay sắn dây kém chất lượng hoặc làm giả nhiều, mong rằng các bạn chọn mua sắn dây ở những cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để dùng, chăm sóc cho sức khỏe của gia đình và người thân.

Sài-gòn, 02-06-2015

MÓN CHÈ BÍ ĐỎ ĐẬU PHỘNG NGON - BỔ DƯỠNG

Natural Remedies 12:21 Add Comment

Chè bí đỏ đậu phộng

 Xin chào các bạn, hôm nay Lam Hồng xin giới thiệu đến các bạn cách làm món chè bí đỏ, đậu phộng, sắn dây rất dinh dưỡng, thơm ngon. Món này làm cũng rất đơn giản, không quá cầu kì.

Để nấu món này, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:

✔ Bí đỏ: 500g.
 ✔ Đậu phộng: 100g
✔ Gạo nếp: 100g
✔ Mật mía: 1 chén cơm (nếu bạn không có mật mía có thể thay bằng đường)
✔ Bột sắn dây nguyên chất ‪#‎LAMHONG‬
✔ Gừng tươi

Cách thực hiện

✔ Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng bằng bao diêm. Gạo nếp, đậu phộng vò sạch.

✔ Nấu nếp và lạc lửa nhỏ với 1lit nước khoảng 30p sau đó cho bí đỏ vào nấu khoảng 10p, cho mật, gừng nấu khoảng 15p nữa. Quấy bột sắn dây ra chén rồi cho vào (để tránh vón cục), xong bắc nồi xuống.

Thật đơn giản phải không các bạn, món này nấu xong dẻo,đặc, có mùi thơm của gừng, mật mía, béo bùi ngon của bí đỏ, nếp, và đậu phộng.

Xin chúc các bạn thành công và có những phút giây hạnh phúc bên người thân yêu!

NƯỚC BỘT SẮN DÂY BỔ DƯỠNG CHO BÀ BẦU

Natural Remedies 13:05 Add Comment


Ly nước sắn dây pha chanh thơm ngon


Bột sắn dây là một thức uống ngon, bổ, mát... rất có lợi cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc dùng thức uống này thế nào là tốt cho thai kỳ là vấn đề mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn trong bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây

Sắn dây thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột.

Bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Nước uống sắn dây là một thức uống bổ, mát và dễ uống.

Nước uống sắn dây với phụ nữ mang thai

Theo Đông y, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải tập trung vào việc nuôi thai. Khi đó âm huyết rất dễ bị hao tổn và dẫn tới trạng thái mất cân bằng, mà Đông y gọi là "âm suy dương cang". Vì vậy, trong ăn uống cần kiêng kỵ những thức ăn cay nóng táo nhiệt, như ớt, hạt tiêu, đinh hương, hành, tỏi, gừng,... dễ khiến cho âm huyết bị thương tổn nặng, âm dương mất cân bằng, dẫn tới động thai, thai lậu hạ huyết, thai nhiệt, thai độc... Ngoài ra, còn cần giảm bớt những thức ăn quá béo, quá ngọt - khó tiêu… Do đó phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể nhất là khi đi ngoài trời nắng về. 

Những lưu ý khi uống nước sắn dây với phụ nữ mang thai

Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý: nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.

Nguồn: http://mangthai.vn

Bột sắn dây

Natural Remedies 05:33 Add Comment

Bột sắn dây Lam Hồng


  Hỏi : Tôi là một độc giả trung thành của Báo suốt nhiều năm qua. Tôi rất thích tờ báo của mình vì nó mang đến cho tôi rất nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Hôm nay tôi có 1 câu hỏi muốn nhờ các chuyên gia tư vấn như sau: Nhân dân miền Bắc thường ca ngợi uống bột sắn dây rất mát nhất là mùa nắng (loại sắn dây leo, nghiền củ lọc lấy bột). Vậy xin hỏi tác dụng của bột sắn và cách sử dụng nên uống pha sống, nấu chín hay nửa sống nửa chín và liệu lượng dùng hàng ngày là bao nhiêu? Dùng quá liều lượng đó có hại như thế nào? Rất mong Quý tòa soạn xem xét giải đáp.
                                                                       Độc giả: Phạm Thị Chung


                                                                                   Biên Hòa - Đồng Nai


     Đáp : Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc...


     Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sắn dây có tác dụng dược lý khá phong phú như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...


     Sắn dây có thể dùng theo cách uống sống hoặc nấu chín, tuy nhiên sắn dây sống có công dụng hạ nhiệt tốt hơn sắn dây chín. Có nhiều cách chế biến nước sắn dây giải khát, có thể kể ra vài phương thức chính sau đây :


- Củ sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Khi uống, có thể pha thêm một chút đường phèn. Cũng có thể cho vào nồi sắc lấy nước uống.


- Bột sắn dây 3 thìa cà phê, đường trắng vừa đủ, hai thứ đem hòa với nước sôi để nguội trong cốc, chế thêm một chút nước cốt chanh hoặc quất (cũng có thể cho quất hoặc chanh thái lát), quấy đều rồi uống. Tùy theo sở thích có thể đem ướp lạnh hoặc cho thêm vài viên nước đá.


- Củ sắn dây thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trôn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, cổ vai đau nhức.


- Củ sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 60g. Tất cả sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là thứ nước giải khát cực tốt cho những người mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không được dùng.


Ở ta hiện nay có hai loại sắn dây: sắn dây ta và sắn dây tầu (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Sắn dây tầu cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không bằng sắn ta. Hơn nữa, vì lợi nhuận, gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời. Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng, tốt nhất là nên tự mình mua củ sắn dây tươi về tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh. Dân gian thường ướp bột sắn dây với hoa bưởi hoặc hoa nhài để làm tăng thêm sức hấp dẫn của loại nước giải khát độc đáo này. Theo nghiên cứu hiện đại, sắn dây có độc tính rất thấp, không có tác dụng gây đột biến, bởi vậy nếu dùng quá liều lượng nêu trên cũng không có tác dụng bất lợi nào.


                                                                      ThS. BS Hoàng Khánh Toàn
(Khoa Đông y, bệnh viện Trung ương Quân Đội 108. 36B ngõ 28, phố Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội)

Phần 2: LOẢNG XƯƠNG

Natural Remedies 18:49 Add Comment
Bài viết của BS ThS Hàn Tiểu Sảo

Chẩn đoán loãng xương (Osteoporosis) 

khi mật độ xương theo chỉ số T-score được đo bằng phương pháp DEXA ≤ - 2,5  (theo Tổ chức Y tế thế giới).

+ Xương bình thường: T score  ≥ – 1SD
+ Thiếu xương (Osteopenia): – 2,5SD  <  T score < – 1SD
+ Loãng xương (Osteoporosis): T score ≤ - 2,5SD
+ Loãng xương nặng: T score ≤ - 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương 
(Đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA)
Loảng xương
T-Score = (BMD – mBMD) / SD    Trong đó: 

BMD: mật độ xương của đối tượng khảo sát

mBMD: mật độ xương trung bình (cũng là BMD max) của quần thể dân số tuổi từ 20-30 tuổi.

SD: độ lệch chuẩn của BMD trung bình của quần thể dân số trên.

Đo BMD cổ xương đùi của phụ nữ VN tuổi 20- 30 bằng phương pháp DXA: mBMD= 0.94 g/cm2, SD=0.11 g/cm2.

 Ví dụ: một phụ nữ 60 tuổi, có BMD tại cổ xương đùi là 0.65 g/cm2 =>T-Score của bà ta là: (0.65-0.94)/ 0.11 = -2.63.

Có nghĩa là BMD phụ nữ này thấp hơn BMD lúc 20-30 tuổi 2.63 lần SD

 T-Score có ý nghĩa so sánh BMD hiện tại với BMD tối đa.

Z-Score = (BMD- tBMD)/ SD      Trong đó:

BMD: mật độ xương của đối tương khảo sát

tBMD: BMD trung bình của quần thể có cùng độ tuổi với đối tượng.

SD: độ lệch chuẩn

Ví dụ: quần thể dân số nữ 65 tuổi có tBMD = 0.81g/cm2  , SD=0.11g/cm2
Một phụ nữ A  65 tuổi có BMD cổ xương đùi là 0.86 g/cm2  .
=> Z-Score = (0.86 - 0.81)/ 0.11= +0.45

 BMD của bà A cao hơn BMD của các phụ nữ khác có cùng độ tuổi 0.45 SD

Định nghĩa

Loãng xương  là sự rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này, do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích.

Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.

Khối lượng xương được biểu hiện bằng: 
Mật đô khoáng chất của xương (Bone Mineral Density: BMD) 
Khối lượng xương (Bone Mass Content: BMC) 

Chất lượng xương phụ thuộc vào: 
Thể tích xương 
Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương) 
Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương)

Phân loại

Loãng xương type 1 là loãng xương sau mãn kinh, liên quan với giảm nồng độ estrogen và tác động trên bè xương hơn là vỏ xương. Loãng xương type 2 là  loãng xương do tuổi già, là hậu quả của sự lão hóa và thường được tăng cường bởi tình trạng thiếu canxi và vitamin D,  ảnh hưởng đến cả vỏ xương và bè xương. Loãng xương thứ phát liên quan đến một số bệnh hoặc việc sử dụng một số loại thuốc. 

Nguyên nhân loãng xương

Chế độ ăn ít canxi và / hoặc vitamin D góp phần giảm sút mật độ xương, mất xương sớm và gia tăng nguy cơ gãy xương. Do calci trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó tế bào chính của tuyến cận giáp tiết ra Parathyroidhormon (PTH) để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng. Việc sản xuất PTH của tuyến cận giáp được điều khiển bởi tuyến yên & cơ chế phản hồi từ nồng độ Calcium trong máu. 

Hoạt động thể chất: Những người không hoạt động thể chất có nguy cơ loãng xương hơn.

Thuốc lá và rượu: thuốc lá góp phần làm yếu xương, nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ loãng xương (do rượu cản trở khả năng của cơ thể hấp thụ canxi).

Giới tính, kích thước và độ tuổi: 
* Nguy cơ loãng xương nếu là phụ nữ, vì phụ nữ có mô xương ít hơn so với nam giới. 

* Nếu cơ thể rất gầy (BMI ≤ 19) hoặc có khung cơ thể nhỏ: Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... nên khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh Loãng xương. 

* Xương trở nên mỏng hơn và yếu hơn khi già đi. Đặc điểm của loãng xương tuổi già là tăng quá trình huỷ xương & giảm quá trình tạo xương, gặp ở cả nam và nữ vì các nguyên nhân:
              - Các Osteoblast bị lão hoá. Hoạt động của nguyên bào xương giảm khi lớn tuổi.
              - Sự hấp thu calci ở ruột bị  hạn chế do chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận suy yếu…
                Ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D.
             - Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (Nữ và Nam).

Chủng tộc và lịch sử gia đình: Người da trắng hoặc người gốc Á Châu có nguy cơ loãng xương hơn các chủng tộc khác. Ngoài ra, có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị loãng xương thì có nguy cơ cao hơn - đặc biệt là lịch sử gia đình có người bị gãy xương.

Mức độ hormone: 
* Quá nhiều hormon tuyến giáp có thể gây mất xương do tăng bài tiết canxi và phốt pho trong nước tiểu và phân. 

* Ở phụ nữ, mất xương tăng đáng kể ở thời kỳ mãn kinh do giảm nồng độ estrogen làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu (Tăng quá trình huỷ xương trong khi quá trình tạo xương bình thường). Thiếu hụt Estrogen là yếu tố chính dẫn đến giai đoạn nhanh chóng mất xương, nhưng các yếu tố khác như giảm mức độ IGF-1 và PTH cao góp phần vào giai đoạn mất xương chậm sau mãn kinh. Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ.

Mất xương cột sống thường là 3% / năm trong khoảng 5 năm sau khi mãn kinh. Sau đó, tốc độ chậm hơn (khoảng 0,5% / năm), ảnh hưởng đến cả vỏ xương và bè xương. 

* Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra mất khối lượng xương. Những thay đổi trong mức độ IGF-1 và PTH cùng với sự suy giảm estrogen sinh học cũng đóng một vai trò trong việc mất xương ở nam giới. 

Ăn quá nhiều protein, natri, và caffeine. Những người bị chứng biếng ăn hoặc ăn vô độ có nguy cơ mất xương. Dinh dưỡng thiếu làm thiếu các yếu tố vi lượng như calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin góp phần gây loãng xương. 

Nhiều bệnh gây nguy cơ loãng xương bao gồm: cường cận giáp, tiểu đường type 1, suy thượng thận, hội chứng Cushing, chán ăn tâm thần, hội chứng kém hấp thu, và một số bệnh ác tính. Cơ chế góp phần vào sự mất xương là khác biệt cho từng bệnh. Nhiều loại thuốc cũng có tác dụng bất lợi trên xương. Sử dụng kéo dài của glucocorticoid là nguyên nhân phổ biến nhất của loãng xương do thuốc. Các loại thuốc khác bao gồm heparin, thuốc ức chế aromatase, barbiturates, các thuốc đồng vận hormon gonadotropin-releasing, cyclosporine, tacrolimus, depot medroxyprogesterone, lithium, hóa trị liệu ung thư, thuốc chống co giật.

Triệu chứng

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm > 30%. Sự xuất hiện từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp X quang mà thấy.

Đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai.

Tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết.

Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi. Xương dễ gãy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, gãy lún đốt sống.

Loảng xương
Loảng xương
Hai phần ba gãy xương cột sống do loãng xương không đau. Nếu có, cơn đau cấp tính sau ngã hoặc chấn thương nhẹ, đau nhói hay ê ẩm. Điểm đau rõ ở cột sống, đau khi ấn, một số trường hợp đau lan tới vùng bụng. Đau thường kèm theo co thắt cơ quanh đốt sống, cử động làm tăng đau, giảm khi nằm ngửa. Cơn đau cấp thường tự khỏi sau 4-6 tuần; trong bối cảnh nhiều xương gãy với gù cột sống nặng, cơn đau có thể trở thành mãn tính.


Triệu chứng đau của  gãy xương hông: Đau ở háng, mông, trước đùi, giữa đùi, và / hoặc giữa đầu gối do mang nặng, hạn chế cử động háng.

(còn tiếp)

Nguồn: Blog BS Hồ Hải

TÓM TẮT CÔNG DỤNG CỦA SẮN DÂY

Natural Remedies 10:15 Add Comment

 (Công đoạn vào hộp sắn dây)


Bột sắn dây có những công dụng đáng chú ý như sau:

  • Thanh nhiệt, hạ sốt
  • Trị táo bón
  •  Tăng vòng 1, cân bằng nội tiết tố
  •  Giải độc bia, rượu
  •  Chống lão hóa
  •  Giải ngộ độc thực phẩm
  • Trị cảm nắng
  •  Phụ nữ có thai uống để dễ sinh em bé
  • Phòng, chống loảng xương
  • Tăng sinh lực cho cơ thể
  • Sinh tinh dịch
  • Tăng trí nhớ
  • Làm đẹp da
  • Trị mụn, tàn nhang, nám da, v.v..

LOÃNG XƯƠNG (OSTEOPOROSIS): Phần 1: ĐẠI CƯƠNG HỆ XƯƠNG

Natural Remedies 09:38 Add Comment
Bài viết của BS ThS Hàn Tiểu Sảo

Hệ Xương

Chúng ta sinh ra với khoảng 300 xương mềm. Suốt thời thơ ấu và niên thiếu, sụn phát triển và dần được thay thế bởi xương cứng. Một số xương sau này hợp nhất với nhau, do đó bộ xương người lớn có 206 xương. 
Xương đóng nhiều vai trò trong cơ thể : 

Khung nâng đỡ cơ thể.
Bảo vệ các tạng.
Chỗ bám của cơ để chúng ta có thể di chuyển, vận động
Môi trường cho tủy (nơi các tế bào máu được sản xuất).
Khu vực lưu trữ các chất khoáng (như canxi).

Dựa theo hình dạng, xương được phân thành 4 loại:


Xương dẹt (flat bones): bề mặt mỏng và rộng, có chức năng bảo vệ, ví dụ các tấm hộp sọ, xương bả vai, xương ức, xương sườn.

Xương dài (long bones): có trục hình ống và mặt khớp ở mỗi đầu, ví dụ xương đùi, xương cánh tay, xương chày.

Xương ngắn (short bones): có trục hình ống và mặt khớp ở mỗi đầu giống xương dài nhưng nhỏ hơn nhiều, ví dụ xương đòn, xương bàn và đốt ngón tay chân.

Xương bất định (irregular bones): có thể thay đổi hình dạng (dài, ngắn, phẳng), ví dụ đốt sống, cổ tay cổ chân, xương bánh chè.

Ngoài ra, còn có các xương vừng (Sasemoid bones) nhỏ, phát triển trong các gân cơ nằm quanh khớp xương đề bảo vệ và tăng cường tác động cơ học của gân cơ, sự vững chắc của khớp.

Cấu trúc xương từ ngoài vào trong:


Cấu Trúc xương

Xương được bao phủ bởi một màng mỏng gọi là màng xương (Periosteum: ngoại cốt mạc): là một màng liên kết dai, đính chặt vào xương, gồm 2 lá: lá ngoài chứa các nhánh tận cùng của thần kinh cảm giác nên chấn thương xương thì đau đớn bởi vì các dây thần kinh đau cảm ứng nằm chủ yếu ở màng xương, lá trong chứa các tạo cốt bào và nhiều mạch máu. 

Các mặt khớp không có màng xương.

Vỏ cứng gọi là vỏ xương (Compact bone): là mô xương đặc, rắn chắc. Gồm chủ yếu protein (như collagen) và hydroxyapatite (trong đó bao gồm chủ yếu là canxi và các khoáng chất khác). Hydroxyapatite chịu trách nhiệm về sức mạnh và mật độ của xương. 

Lớp xốp bên trong (Cancellous bone): do nhiều bè xương (trabecular) đan chéo nhau, tạo nên những hốc nhỏ. Mạng lưới các bè xương nhẹ hơn và ít dày đặc hơn so với phần bên ngoài cứng nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào sức mạnh của xương. Việc giảm số lượng hoặc chất lượng của bè xương làm tăng nguy cơ gãy xương.

Tủy xương (Bone marrow) là mô lấp đầy khoảng trống trong bè xương. Tủy xương gồm tủy đỏ là nơi tạo huyết chứa những tế bào chuyên biệt (bao gồm cả tế bào gốc) sản xuất các tế bào máu, tủy vàng chứa nhiều tế bào mỡ có trong các ống tủy (Medullary cavity) của thân xương dài. 

Xương được cấu tạo bởi:

Nguyên bào tạo xương (osteoblasts) và tế bào tạo xương (osteocytes) tham gia vào việc tạo xương & khoáng hóa mô xương. 

Tế bào hủy xương (hủy cốt bào: osteoclasts): là các tế bào chịu trách nhiệm cho sự hủy xương. 
Chất nền collagen và noncollagenous protein (osteoid).

Muối khoáng vô cơ lắng đọng trong chất nền. Độ cứng của xương là do sự hiện diện của muối khoáng trong chất nền, là một phức hợp tinh thể canxi và phosphate (hydroxyapatite). Xương bị vôi hóa có chứa khoảng 25% chất nền hữu cơ (2-5% trong số đó là các tế bào), 5% nước và 70% khoáng vô cơ (hydroxyapatite).

Cấu trúc xương điều chỉnh trong suốt cuộc đời để đáp ứng với hoạt động và sức nặng cơ học. Xương được tu sửa liên tục. Trong quá trình này, xương mới được tạo và xương cũ bị phá hủy, mô xương cũ được dần  thay thế bởi mô xương mới.
Mỗi xương trong cơ thể được hoàn toàn đổi mới mỗi 10 năm. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương mới nhanh hơn sự phá hủy xương cũ, nên xương tăng khối lượng. Hầu hết mọi người đạt được đỉnh cao khối lượng xương ở tuổi 30. Sau đó, tu sửa xương vẫn tiếp tục, nhưng sự mất xương nhiều hơn sự tạo xương. Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương: sự mất xương vượt quá sự hình thành xương, dẫn đến khối lượng xương thấp, bất thường vi kiến trúc xương, tăng nguy cơ gãy xương.
Nguồn: Blog BS Hồ Hải

Sắn dây trị tiêu chảy

Natural Remedies 13:50 Add Comment
Sắn dây trị tiêu chảy

  Ly sắn dây pha chanh đường thơm ngon

 

Hỏi:

Nhà tôi có trồng sắn dây làm giàn cho mát và còn lấy tinh bột của củ uống giải khát. Nghe nói củ sắn dây có trị được tiêu chảy, xin hỏi đúng vậy không? Nếu đúng thì hướng dẫn giúp chúng tôi cách dùng. Xin cám ơn. (phatgia@...)
Trả lời:
Với sắn dây, từ lâu dân gian thường dùng để thanh nhiệt (mát) cơ thể. Theo đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát. Đúng như bạn hỏi, củ sắn dây có công dụng trị tiêu chảy, bằng cách: lấy củ sắn đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán thành bột dùng sẽ có tác dụng trị tiêu chảy, hay chứng chướng bụng khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây đem cạo sạch vỏ bên ngoài, cắt mỏng theo chiều dọc, đem phơi khô để dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước - mỗi lần nấu từ 10-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc cho mềm ăn sẽ tốt cho tỳ vị, và mát cơ thể.
Lương y Như Tá
Nguồn: chuyên mục Sức khỏe - Báo Thanh niên

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA SẮN DÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Natural Remedies 17:02 Add Comment


Hoa, lá sắn dây


Cả trong đông y và tây y đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng của sắn dây. Tuy nhiên người tiêu dùng thường xuyên sử dụng bột sắn dây lại ít biết về các nghiên cứu cụ thể này. Dưới dây xin giới thiệu tổng quát một số kết quả nghiên cứu để chúng ta cùng tham khảo. 

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ở phương Đông, từ 2000 năm trước sắn dây đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. 

Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao flavonoid, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Flavonoid là một chất nổi tiếng chống lại oxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Những nghiên cứu về sắn dây theo quan niệm y học hiện đại được thực hiện phần lớn tại Trung Hoa, Nhật, Đức... Tác dụng y học của sắn dây được nghiên cứu cẩn thận ởTrung Quốc từ những năm 70. Các kết quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Trung Quốc, bột sắn dây chữa được các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim. Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Dược điển Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1985) chính thức ghi Cát căn là vịthuốc hạ nhiệt dùng trong các trường hợp cảm sốt kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nơi cổ, bả vai; giải khát khi sốt nóng...

Viện nghiên cứu dược thuộc Viện Y học Khoa học Trung Quốc đã làm thí nghiệm trên chuột bạch thấy rằng tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng của chuột bạch hoạt chất cát căn trong cồn etylic với liều 10g/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính. Theo dõi bằng điện tâm đồ cho thấy hoạt chất cát căn có tác dụng bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim rõ rệt.

Bột sắn dây thường được dùng với tác dụng điều hòa thân nhiệt: thử nghiệm tại Nhật đã chứng minh các chế phẩm từ Cát căn có tác dụng hạ nhiệt nơi thỏ đã bị gây sốt. Các nghiên cứu tại Nhật cho thấy Cát căn có những tác động trên những bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris): 38% bệnh nhân thuyên giảm, 42% có những chuyển biến tốt sau 1 tháng thử nghiệm. Cát căn cũng có những tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết. Trong một thử nghiệm tại Trung Hoa: 52 người cao huyết áp được cho uống mỗi ngày 8 muỗng cà phê bột Cát căn dưới dạng trà, sau 8 tuần: 17 người đạt kết quả tốt, 30 người thuyên giảm rõ rệt. Sắn dây trong chữa bệnh tai - mũi - họng: khi thử nghiệm trên 33 người bị mất thính lực bất ngờ, sắn dây được cho dùng chung với vitamin B hỗn hợp: 9 trường hợp khỏi hẳn và 6 trường hợp thuyên giảm. Isoflavon trong sắn dây như daidzein, daidzin và puerarin có những tác động như những chất ức chế, có tính nghịch chuyển, các phân hóa tố alcohol và aldehyd dehydrogenase. (Alcohol Clin. Exp Res No 18-1994). Daidzein, trích tinh Cát căn làm giảm sự tiêu thụ alcohol, giảm cao điểm của nồng độ alcohol trongmáu, và rút ngắn thời gian gây ngủ của alcohol nơi thú vật. Sự giảm cao điểm nồng độ alcohol có thể do ởsự kéo dài thêm thời gian của thực phẩm trong bao tử(Am JClin Nutr No 68-1998).
 
Các thí nghiệm của Yujiro Niiho tại Viện bào chế Isan,dùng trích tinh hoa Sắn dây bằng methanol cho thấy khi cho uống trích tinh, nồng độ alcohol và aldehyd trong máu người uống rượu giảm xuống rất nhanh. (HerbalGram No 23-1990). Cát căn là thuốc giải độc rượu. Một nhà nghiên cứu y học Trung Quốc tên là Vĩnh Minh Cường phỏng vấn 300 người Trung Quốc dùng bột sắn dây đều cho thấy bột sắn dây có tác dụng giải say rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể. Khi ông Vĩnh Minh Cường quay trở lại trường đại học Havard, ông đã tổng kết các kinh nghiệm y học đó và kết luận rằng: củ sắn dây không biết vì lý do gì còn có tác dụng làm giảm ham muốn uống rượu ở người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người.

Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á. 

Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Trung Quốc đều cho rằng các loại thuốccó chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.
Tình hình nghiên cứu trong nước

Sắn dây là một loài cây thuốc lâu đời ở Việt Nam và được trồng khá phổ biến từ vùng miền núi đến đồng bằng. Từ lâu, y học dân gian đã coi sắn dây như một loại thuốc có thể chữa được nhiều chứng bệnh như cảm sốt phong nhiệt, kiết lị kèm theo sốt, giải nhiệt,...

Từ năm 2001, PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên và TS. Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu chiết xuất bằng cồn và xác định các isoflavonoid từcác nguyên liệu: Củ sắn dây tròn và Củsắn dây mọc hoang ở rừng Hòa Bình. Từ đó đã xác định được cấu tạo hóa học và hàm lượng của daidzein, genistein trong các nguyên liệu trên và so sánh với daidzein, genistein chuẩn. Phan Quốc Kinh, Đỗ Hoa Viên và Lê Minh Châu đã công bố kết quả nghiên cứu chiết xuất và tinh chế isoflavonoid có hoạt tính estrogen trong củ sắn dây (Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2003,2,10-15). 

Một trong số các nhóm chất được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh của sắn dây là các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid có hoạt tính oestrogen, hay còn gọi là các phytoestrogen. Đây là một nhóm hoạt chất đa dạng có nguồn gốc từ thực vật mà những chất này có cấu trúc và chức năng tương tự như hoocmon estrogen của động vật có vú, có khả năng thay thế estrogen trong cơ thể phụ nữ. Các phytoestrogen có tác dụng ngăn ngừa các biểu hiện rối loạn hoocmon cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương, ung thư vú, ... ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và còn có tác dụng phòng chống ung thư tiền liệt tuyến ởnam giới. Đề tài “Nghiên cứu in vivo tác dụng nội tiết kiểu oestrogen của Isoflavones chiết xuất từ sắn dây, Pueraria thomsoni Benth” của tác giả Đỗ Thị Hoa Viên (Tạp chí Khoa học và công nghệ- Tập 44 Số2/2006 Tr.61-64) đã đi đến kết luận là cao chiết isoflavone từ củ sắn dây Pueraria thomsonii Benth. có hoạt tính nội tiết kiểu estrogen trên 51,5% chuột nhắt trắng cái với liều uống 150 mg / con / ngày. Điều này cho thấy hoạt tính estrogen của hỗ nhợp isoflavone chiết xuất từ củ sắn dây là khá rõ rệt. Thạc sỹ Trần ThịXuân, 2005. Nghiên cứu isoflavon từsắn dây trồng và sắn dây mọc hoang.

Năm 2009, Nhóm nghiên cứu gồm hai sinh viên Hoàng Ngọc Tú và Nguyễn Thị Minh Trang, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Công nghệ Sài Gòn đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công rượu vang từ sắn dây. Phân tích cho thấy, rượu sắn dây chứa chất puerarin có thể ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, giúp vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.

Và thực tế trong kinh nghiệm sử dụng cho thấy bản thân sắn dây là 1 loại thực phẩm có thể dùng rất thường xuyên, có tác dụng tốt cho người sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Nguồn tin: Đề tài tốt nghiệp của sinh viên Bùi Bích Trường Ngân