Hoa, lá sắn dây
Cả trong đông y và tây y đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng của
sắn dây. Tuy nhiên người tiêu dùng thường xuyên sử dụng bột sắn dây lại
ít biết về các nghiên cứu cụ thể này. Dưới dây xin giới thiệu tổng quát
một số kết quả nghiên cứu để chúng ta cùng tham khảo.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở phương Đông, từ 2000 năm trước sắn dây đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột.
Theo giáo sư
Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì
bột sắn dây chứa hàm lượng cao flavonoid, là một loại hoạt chất tăng
cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Flavonoid là một chất nổi
tiếng chống lại oxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút
của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột,
xoắn ruột. Những nghiên cứu về sắn dây theo quan niệm y học hiện đại
được thực hiện phần lớn tại Trung Hoa, Nhật, Đức... Tác dụng y học của
sắn dây được nghiên cứu cẩn thận ởTrung Quốc từ những năm 70. Các kết
quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu,
giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Trung Quốc, bột sắn dây chữa được
các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm
giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim.
Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị
uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau
nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Dược điển Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa (1985) chính thức ghi Cát căn là vịthuốc hạ nhiệt
dùng trong các trường hợp cảm sốt kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau
nhức nơi cổ, bả vai; giải khát khi sốt nóng...
Viện nghiên cứu dược thuộc Viện Y học Khoa học Trung Quốc đã làm thí nghiệm trên chuột bạch thấy rằng tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng của chuột bạch hoạt chất cát căn trong cồn etylic với liều 10g/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính. Theo dõi bằng điện tâm đồ cho thấy hoạt chất cát căn có tác dụng bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim rõ rệt.
Bột sắn dây thường được dùng với tác dụng điều hòa thân nhiệt: thử nghiệm tại Nhật đã chứng minh các chế phẩm từ Cát căn có tác dụng hạ nhiệt nơi thỏ đã bị gây sốt. Các nghiên cứu tại Nhật cho thấy Cát căn có những tác động trên những bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris): 38% bệnh nhân thuyên giảm, 42% có những chuyển biến tốt sau 1 tháng thử nghiệm. Cát căn cũng có những tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết. Trong một thử nghiệm tại Trung Hoa: 52 người cao huyết áp được cho uống mỗi ngày 8 muỗng cà phê bột Cát căn dưới dạng trà, sau 8 tuần: 17 người đạt kết quả tốt, 30 người thuyên giảm rõ rệt. Sắn dây trong chữa bệnh tai - mũi - họng: khi thử nghiệm trên 33 người bị mất thính lực bất ngờ, sắn dây được cho dùng chung với vitamin B hỗn hợp: 9 trường hợp khỏi hẳn và 6 trường hợp thuyên giảm. Isoflavon trong sắn dây như daidzein, daidzin và puerarin có những tác động như những chất ức chế, có tính nghịch chuyển, các phân hóa tố alcohol và aldehyd dehydrogenase. (Alcohol Clin. Exp Res No 18-1994). Daidzein, trích tinh Cát căn làm giảm sự tiêu thụ alcohol, giảm cao điểm của nồng độ alcohol trongmáu, và rút ngắn thời gian gây ngủ của alcohol nơi thú vật. Sự giảm cao điểm nồng độ alcohol có thể do ởsự kéo dài thêm thời gian của thực phẩm trong bao tử(Am JClin Nutr No 68-1998).
Các thí nghiệm của Yujiro Niiho
tại Viện bào chế Isan,dùng trích tinh hoa Sắn dây bằng methanol cho thấy
khi cho uống trích tinh, nồng độ alcohol và aldehyd trong máu người
uống rượu giảm xuống rất nhanh. (HerbalGram No 23-1990). Cát căn là
thuốc giải độc rượu. Một nhà nghiên cứu y học Trung Quốc tên là Vĩnh
Minh Cường phỏng vấn 300 người Trung Quốc dùng bột sắn dây đều cho thấy
bột sắn dây có tác dụng giải say rượu, trung hòa các chất độc và giải
nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ
nào cho cơ thể. Khi ông Vĩnh Minh Cường quay trở lại trường đại học
Havard, ông đã tổng kết các kinh nghiệm y học đó và kết luận rằng: củ
sắn dây không biết vì lý do gì còn có tác dụng làm giảm ham muốn uống
rượu ở người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con
người.
Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á.
Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Trung Quốc đều cho rằng các loại thuốccó chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Sắn dây là một loài cây thuốc lâu đời ở Việt Nam và được trồng khá phổ biến từ vùng miền núi đến đồng bằng. Từ lâu, y học dân gian đã coi sắn dây như một loại thuốc có thể chữa được nhiều chứng bệnh như cảm sốt phong nhiệt, kiết lị kèm theo sốt, giải nhiệt,...
Từ năm 2001, PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên và TS. Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu chiết xuất bằng cồn và xác định các isoflavonoid từcác nguyên liệu: Củ sắn dây tròn và Củsắn dây mọc hoang ở rừng Hòa Bình. Từ đó đã xác định được cấu tạo hóa học và hàm lượng của daidzein, genistein trong các nguyên liệu trên và so sánh với daidzein, genistein chuẩn. Phan Quốc Kinh, Đỗ Hoa Viên và Lê Minh Châu đã công bố kết quả nghiên cứu chiết xuất và tinh chế isoflavonoid có hoạt tính estrogen trong củ sắn dây (Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2003,2,10-15).
Một trong số các nhóm chất
được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh của sắn dây là các dẫn chất
thuộc nhóm isoflavonoid có hoạt tính oestrogen, hay còn gọi là các
phytoestrogen. Đây là một nhóm hoạt chất đa dạng có nguồn gốc từ thực
vật mà những chất này có cấu trúc và chức năng tương tự như hoocmon
estrogen của động vật có vú, có khả năng thay thế estrogen trong cơ thể
phụ nữ. Các phytoestrogen có tác dụng ngăn ngừa các biểu hiện rối loạn
hoocmon cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương,
ung thư vú, ... ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và còn có tác dụng
phòng chống ung thư tiền liệt tuyến ởnam giới. Đề tài “Nghiên cứu in
vivo tác dụng nội tiết kiểu oestrogen của Isoflavones chiết xuất từ sắn
dây, Pueraria thomsoni Benth” của tác giả Đỗ Thị Hoa Viên (Tạp chí Khoa
học và công nghệ- Tập 44 Số2/2006 Tr.61-64) đã đi đến kết luận là
cao chiết isoflavone từ củ sắn dây Pueraria thomsonii Benth. có hoạt
tính nội tiết kiểu estrogen trên 51,5% chuột nhắt trắng cái với liều
uống 150 mg / con / ngày. Điều này cho thấy hoạt tính estrogen của hỗ
nhợp isoflavone chiết xuất từ củ sắn dây là khá rõ rệt. Thạc sỹ Trần
ThịXuân, 2005. Nghiên cứu isoflavon từsắn dây trồng và sắn dây mọc
hoang.
Năm 2009, Nhóm nghiên cứu gồm hai sinh viên Hoàng Ngọc Tú và Nguyễn Thị Minh Trang, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Công nghệ Sài Gòn đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công rượu vang từ sắn dây. Phân tích cho thấy, rượu sắn dây chứa chất puerarin có thể ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, giúp vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.
Và thực tế trong kinh nghiệm sử dụng cho thấy bản thân sắn dây là 1 loại thực phẩm có thể dùng rất thường xuyên, có tác dụng tốt cho người sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Nguồn tin: Đề tài tốt nghiệp của sinh viên Bùi Bích Trường Ngân
EmoticonEmoticon