Sắn dây trị tiêu chảy

Natural Remedies 13:50 Add Comment
Sắn dây trị tiêu chảy

  Ly sắn dây pha chanh đường thơm ngon

 

Hỏi:

Nhà tôi có trồng sắn dây làm giàn cho mát và còn lấy tinh bột của củ uống giải khát. Nghe nói củ sắn dây có trị được tiêu chảy, xin hỏi đúng vậy không? Nếu đúng thì hướng dẫn giúp chúng tôi cách dùng. Xin cám ơn. (phatgia@...)
Trả lời:
Với sắn dây, từ lâu dân gian thường dùng để thanh nhiệt (mát) cơ thể. Theo đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát. Đúng như bạn hỏi, củ sắn dây có công dụng trị tiêu chảy, bằng cách: lấy củ sắn đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán thành bột dùng sẽ có tác dụng trị tiêu chảy, hay chứng chướng bụng khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây đem cạo sạch vỏ bên ngoài, cắt mỏng theo chiều dọc, đem phơi khô để dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước - mỗi lần nấu từ 10-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc cho mềm ăn sẽ tốt cho tỳ vị, và mát cơ thể.
Lương y Như Tá
Nguồn: chuyên mục Sức khỏe - Báo Thanh niên

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA SẮN DÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Natural Remedies 17:02 Add Comment


Hoa, lá sắn dây


Cả trong đông y và tây y đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng của sắn dây. Tuy nhiên người tiêu dùng thường xuyên sử dụng bột sắn dây lại ít biết về các nghiên cứu cụ thể này. Dưới dây xin giới thiệu tổng quát một số kết quả nghiên cứu để chúng ta cùng tham khảo. 

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ở phương Đông, từ 2000 năm trước sắn dây đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. 

Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao flavonoid, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Flavonoid là một chất nổi tiếng chống lại oxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Những nghiên cứu về sắn dây theo quan niệm y học hiện đại được thực hiện phần lớn tại Trung Hoa, Nhật, Đức... Tác dụng y học của sắn dây được nghiên cứu cẩn thận ởTrung Quốc từ những năm 70. Các kết quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Trung Quốc, bột sắn dây chữa được các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim. Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Dược điển Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1985) chính thức ghi Cát căn là vịthuốc hạ nhiệt dùng trong các trường hợp cảm sốt kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nơi cổ, bả vai; giải khát khi sốt nóng...

Viện nghiên cứu dược thuộc Viện Y học Khoa học Trung Quốc đã làm thí nghiệm trên chuột bạch thấy rằng tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng của chuột bạch hoạt chất cát căn trong cồn etylic với liều 10g/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính. Theo dõi bằng điện tâm đồ cho thấy hoạt chất cát căn có tác dụng bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim rõ rệt.

Bột sắn dây thường được dùng với tác dụng điều hòa thân nhiệt: thử nghiệm tại Nhật đã chứng minh các chế phẩm từ Cát căn có tác dụng hạ nhiệt nơi thỏ đã bị gây sốt. Các nghiên cứu tại Nhật cho thấy Cát căn có những tác động trên những bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris): 38% bệnh nhân thuyên giảm, 42% có những chuyển biến tốt sau 1 tháng thử nghiệm. Cát căn cũng có những tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết. Trong một thử nghiệm tại Trung Hoa: 52 người cao huyết áp được cho uống mỗi ngày 8 muỗng cà phê bột Cát căn dưới dạng trà, sau 8 tuần: 17 người đạt kết quả tốt, 30 người thuyên giảm rõ rệt. Sắn dây trong chữa bệnh tai - mũi - họng: khi thử nghiệm trên 33 người bị mất thính lực bất ngờ, sắn dây được cho dùng chung với vitamin B hỗn hợp: 9 trường hợp khỏi hẳn và 6 trường hợp thuyên giảm. Isoflavon trong sắn dây như daidzein, daidzin và puerarin có những tác động như những chất ức chế, có tính nghịch chuyển, các phân hóa tố alcohol và aldehyd dehydrogenase. (Alcohol Clin. Exp Res No 18-1994). Daidzein, trích tinh Cát căn làm giảm sự tiêu thụ alcohol, giảm cao điểm của nồng độ alcohol trongmáu, và rút ngắn thời gian gây ngủ của alcohol nơi thú vật. Sự giảm cao điểm nồng độ alcohol có thể do ởsự kéo dài thêm thời gian của thực phẩm trong bao tử(Am JClin Nutr No 68-1998).
 
Các thí nghiệm của Yujiro Niiho tại Viện bào chế Isan,dùng trích tinh hoa Sắn dây bằng methanol cho thấy khi cho uống trích tinh, nồng độ alcohol và aldehyd trong máu người uống rượu giảm xuống rất nhanh. (HerbalGram No 23-1990). Cát căn là thuốc giải độc rượu. Một nhà nghiên cứu y học Trung Quốc tên là Vĩnh Minh Cường phỏng vấn 300 người Trung Quốc dùng bột sắn dây đều cho thấy bột sắn dây có tác dụng giải say rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể. Khi ông Vĩnh Minh Cường quay trở lại trường đại học Havard, ông đã tổng kết các kinh nghiệm y học đó và kết luận rằng: củ sắn dây không biết vì lý do gì còn có tác dụng làm giảm ham muốn uống rượu ở người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người.

Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á. 

Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Trung Quốc đều cho rằng các loại thuốccó chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.
Tình hình nghiên cứu trong nước

Sắn dây là một loài cây thuốc lâu đời ở Việt Nam và được trồng khá phổ biến từ vùng miền núi đến đồng bằng. Từ lâu, y học dân gian đã coi sắn dây như một loại thuốc có thể chữa được nhiều chứng bệnh như cảm sốt phong nhiệt, kiết lị kèm theo sốt, giải nhiệt,...

Từ năm 2001, PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên và TS. Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu chiết xuất bằng cồn và xác định các isoflavonoid từcác nguyên liệu: Củ sắn dây tròn và Củsắn dây mọc hoang ở rừng Hòa Bình. Từ đó đã xác định được cấu tạo hóa học và hàm lượng của daidzein, genistein trong các nguyên liệu trên và so sánh với daidzein, genistein chuẩn. Phan Quốc Kinh, Đỗ Hoa Viên và Lê Minh Châu đã công bố kết quả nghiên cứu chiết xuất và tinh chế isoflavonoid có hoạt tính estrogen trong củ sắn dây (Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2003,2,10-15). 

Một trong số các nhóm chất được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh của sắn dây là các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid có hoạt tính oestrogen, hay còn gọi là các phytoestrogen. Đây là một nhóm hoạt chất đa dạng có nguồn gốc từ thực vật mà những chất này có cấu trúc và chức năng tương tự như hoocmon estrogen của động vật có vú, có khả năng thay thế estrogen trong cơ thể phụ nữ. Các phytoestrogen có tác dụng ngăn ngừa các biểu hiện rối loạn hoocmon cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương, ung thư vú, ... ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và còn có tác dụng phòng chống ung thư tiền liệt tuyến ởnam giới. Đề tài “Nghiên cứu in vivo tác dụng nội tiết kiểu oestrogen của Isoflavones chiết xuất từ sắn dây, Pueraria thomsoni Benth” của tác giả Đỗ Thị Hoa Viên (Tạp chí Khoa học và công nghệ- Tập 44 Số2/2006 Tr.61-64) đã đi đến kết luận là cao chiết isoflavone từ củ sắn dây Pueraria thomsonii Benth. có hoạt tính nội tiết kiểu estrogen trên 51,5% chuột nhắt trắng cái với liều uống 150 mg / con / ngày. Điều này cho thấy hoạt tính estrogen của hỗ nhợp isoflavone chiết xuất từ củ sắn dây là khá rõ rệt. Thạc sỹ Trần ThịXuân, 2005. Nghiên cứu isoflavon từsắn dây trồng và sắn dây mọc hoang.

Năm 2009, Nhóm nghiên cứu gồm hai sinh viên Hoàng Ngọc Tú và Nguyễn Thị Minh Trang, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Công nghệ Sài Gòn đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công rượu vang từ sắn dây. Phân tích cho thấy, rượu sắn dây chứa chất puerarin có thể ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, giúp vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.

Và thực tế trong kinh nghiệm sử dụng cho thấy bản thân sắn dây là 1 loại thực phẩm có thể dùng rất thường xuyên, có tác dụng tốt cho người sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Nguồn tin: Đề tài tốt nghiệp của sinh viên Bùi Bích Trường Ngân

Các loại sắn dây

Natural Remedies 05:38 Add Comment



(Sắn dây Lam Hồng - được sản xuất hoàn toàn thủ công theo phương pháp gia truyền, chọn lọc kỹ khâu nguyên liệu đầu vào)

Bột sắn dây là một loại bột rất quý, nó làm tăng cường nội lực, sức đề kháng cho cơ thể, chữa bệnh và dùng trong nhiều món ăn, thức uống.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán sắn dây và bán với khung giá rất khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ bàn về các loại sắn dây, chúng tôi chưa bàn đến giá cả của dược liệu này. 

Có 4 loại bột sắn dây trên thị trường

- Bột sắn dây được trồng trên đất đồi núi, đất trung du miền trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v..). Đây là loại sắn dây tốt nhất, những củ sắn được trồng tự nhiên trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng (gió Lào) và vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Điều này giúp cho sắn dây ở vùng này có nhiều dược tính hơn bất cứ sản phẩm nào cùng loại trồng ở địa phương khác. 

Những củ sắn dây ở vùng này khi làm bột sẽ có lớp bột trắng tinh tụ xuống đáy của thùng lọc một cách nhanh chóng (Ví dụ sắn dây Lam Hồng chọn củ mọc tự nhiên hoặc được trồng một cách tự nhiên, không phân bón hóa học nên rất dương, chỉ cần 5-6 lần lọc nước là được).  Các sản phẩm khác củng có tính chất tương tự như vậy (ví dụ như nghệ). Đó là tính chất đặc biệt của  củ sắn ở vùng này. 

Tuy nhiên cần phải lưu ý một điều, củ sắn dây được làm bột cũng phải đủ tuổi thì mới cho sản phẩm tốt, thơm ngon, nhiều dược tính. 

- Sắn dây trồng ở vùng đồng bằng nói chung. Loại sắn dây này thường to, nhiều nước, ít tinh bột và dược tính so với sắn dây trồng ở đất đồi. Nói chung chất lượng kém xa so với bột sắn dây đồi. Một người tinh tế khi dùng sẽ nhận ra điều này ngay lập tức.

- Sắn dây làm từ sắn dây giống Trung Quốc, loại này củ ngắn và dễ thu hoạch, năng suất cao nhất trong các loại sắn. Như bạn biết, loại này trồng nhanh nên dược liệu sẽ giảm.
- Loại sắn dây thứ tư là sắn dây có độn các tạp chất vào. Thật sự hiện nay trên thị trường bạn rất khó để tìm bột sắn dây nguyên chất đúng nghĩa.

(Tổng hợp)
(Cập nhật sáng 21-4-2015)

Sắn dây - Cát căn

Natural Remedies 05:24 Add Comment

Bột sắn dây lam hồng
 (Sắn dây Lam Hồng được phơi trong bóng mát, trên lầu cao, bảo đảm dược chất và sạch sẻ)

Đại cương 


Pueraria thomsoni, hay puérairekudzuvigne kudzukouzou, Việt Nam gọi sắn dây là một cây sống đa niên thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc ở vùng Viễn Đông. Đây là một trong 20 loài của giống Puerania.  Dây được trồng để lấy rể cung cấp tinh bột cho thực phẩm.

Đồng nghĩa :

● Pueraria lobata (Willd.) Ohwi

● Pueraria thunbergiana (Siebold & Zucc.) Benth.

Tên chung Pueraria, có nghĩa đề cập đến sức sống đặc biệt của cây và thuật ngữ « kudzu » đến từ Nhật Bản do chữkuzu (), tượng trưng cho cây nho “ vigne ”.

Thực vật và môi trường:

Mô tả thực vật :

Dây leo, dài, khoẻ, thân có khả năng bò quấn trên cây đến độ cao 20 – 30 m, có khi mọc bò lan trên mặt đất, sống lâu năm nhờ rể củ, thân non màu xanh, mềm, có nhiều lông mịn màu vàng nâu, thân già màu xám, cứng có nhiều nốt sần. Thân cây trông giống thân nho, được bám vào bất cứ đài vật nào .

Lá, mọc cách, hình lông chim, kép lẻ, với 3 lá chét, cuống lá màu xanh, có nhiều lông, mặt bụng có rảnh ở giữa, dài 10 – 13 cm, phù ở đáy.

Lá chét hình tim đáy bằng, bìa nguyên, dài 13-23 cm, rộng 10 – 19 cm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, có lông, gân lá dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá chét ngắn, màu xanh hình trụ, dài 4 – 8 mm, nhiều lông., lá kèm hình bầu dục, đầu nhọn mũi mác, dài 9 – 11 mm, rộng 0,5-1 mm, nhiều lông.

Hoa màu tím, thuộc dạng cánh bướm, tương đối nhỏ, tập hợp trong các cụm 30 đến 80 hoa, dài 10 đến 25 cm. Dây sắn sản xuất mật hoa và thu hút nhiều côn trùng, bao gồm cà loài ong.

Hoa trổ cuối hè cho ra quả dài, hẹp và phẳng, chứa khoảng 10 hạt.

Rể củ, lớn màu xám, vỏ ngoài có nhiều đường vân tròn chung quanh củ, củ cắt ngang màu trắng, nhiều sợi, có vài vòng nâu.

Sau khi gieo trồng, dây sắn có thể tăng trưởng 20 m mỗi mùa. Đây là một loại thân bò giống tựa cây nho sống rất mạnh có thể tăng đến 10 cm đường kính và rể có thể đạt đến 2 m dài và 10 – 20 cm đường kính và cân nặng 180 kg, mỗi gốc có thể cho ra đến 30 thân.

Bộ phận sử dụng:

Rễ củ, được gọi là cát căn (, nghĩa là "rễ sắn", Radix Puerariae) được dùng làm thuốc.

Rễ sắn dây - cát căn

Thành phận hóa học và dược chất:

► Thành phần hóa thực vật:

Thành phần chính : isoflavones ( puérarine ), daïdzine,  génistéine, biochanine A.

- xyloside,
- beta-Sitosterol;
- 4`,6"-O- diacetylpuerarin,
- acide Arachidique;
- allantoin;
- 6,7-dimethoxycoumarin;
- daucosterol;
- 5-methy-hydrantoin,
- formononetin-7-glucoside;
- beta-sitosterol;

● Nhóm isoflavones:

- daidzine;
- daidzéine;
- Puerarin;
- puerin-xyloside;
- 4'-methoxy puerarin;
- puerarin-7-xyloside;
- pueroside A,
- pueroside B.
- daidzéine-4 ,7-diglucoside;
- génistéine 8-c apiofuranosyl-glucopyrannoside;
- génistéine;
- génistine;
- coumestrol;
- isoliquiritigénine;
- formononétine;
- PG-1,
- PG-3, v…v…

● Nhóm Xylopuerai :
- including
- Xylopuerai A;
- Xylopuerai B;
- Xylopuerai C,etc.
● Nhóm  Triterpenoid :
Chứa :
- kudzusapogenol A,
- kudzusapogenol B,
- kudzusapogenol C,
- kudzusapogenol B methylvester,
- sapogenol;
- sophoradiol;
- Cantoniensistro;
- Kundz apogenol B;
- Kundzsapogenol C;
● Nhóm Alkaloid :
- Choline Chloride;
- Tannins,
- daucosterol, etc.

► Giá trị dinh dưởng :

● Rể dây sắn chứa nhiều :

- acide amine, đặc biệt là có chứa acide amine cần thiết ( tính trên trọng lượng khô của rể 100 g ) :
- Lysine 10 mg,
- méthionine 7,54 mg,
- phénylalanine 9,65 mg,
- thréonine 9,63 mg,
- Leucine 11,54 mg,
- valine 11,24 mg,
- histidine 6,74 mg,
Ngoài ra cũng chứa những nguyên tố khoáng tốt như :
- sélénium, kẽm Zn, manganèse Mn, germanium , v…v…

● Rễ chứa các hợp chất :

- isoflavon (- pueradin, daidzein C15H10O4, daidzin C21H20O9 ),
- puerosid A,
- puerosid B,
- hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.
- tinh bột.
Tinh bột kudzu (kudzu tươi chứa khoảng 19% - 20% tinh bột kudzu,
Rể khô chứa khoảng 10%-14% tinh bột,

 Lá dây sắn :

● Lá có các acide amines :

- asparagine,
- adenine.

Kudzu, hay dây sắn và  dây sắn có chứa chất đạm xanh  khô không ít hơn 16,5% đến 22,5% và là nguồn thích hợp cho gia cầm. Những dây sắn mọc ngoài thiên nhiên phát triển trong trạng thái phong phú, chịu đựng được những điều kiện khí hậu xấu và thời tiết khô hạn mà vẫn còn xanh kéo dài trong thời gian 2 tháng hạn không mưa.

► Hoa dây sắn ;

Hoa dây sắn, nhặt vào mừa thu, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, là một nguyên liệu tốt cho « trà dây sắn » và tốt đễ chữa trị :

mất khẩu vị,
- ói mữa,
- nước bọt chua acide,
- nôn ra máu hématémèse,

Các hoa dây sắn giàu :
- chất đạm xanh,
- chất béo thực vật,
- chất đường  glucide,
- nguyên tố khoáng,
- vitamines.

Hoa dây sắn cũng phù hợp với phép nấu nướng, nấu chín, hương vị tươi, tốt, cho cảm giác ngon miệng, chữa trị những chứng xấu hoặc khó tiêu.

Đặc tính trị liệu :

Sử dụng theo truyền thống :

- Cai thuốc lá, cai và những loại nghiện khác,
- Chống tinh thần căn thẳng,
- Chống chứng trầm cảm,
- hành động trên thần kinh trung ương và tuyến tùng glande pinéale.
- Chống viêm sưng Anti inflammatoire.
- huyết áp cao Hypertension.
- Đường máu loại II.
- Chống vi khuẩn Antimicrobien.
- Giảm kết tập tiểu cầu.
- Giảm áp nhởn cầu baisse la pression oculaire.
- thời kỳ mãn kinh hiệu quả trên kích thích tố sinh dục œstrogène, nhờ chất chứa trong dây sắn isoflavone của puerarine duy nhất.
- ngừa ung thư Préventif du cancer.

Hiệu quả của kích thích tố œstrogène thực vật chứa trong isoflavone của puerarine, đó là đặc thù của dây sắn, sẽ được ít nhiều sâm chiếm vào lãnh vực phương pháp điều trị truyền thống của thời kỳ mãn kinh bởi vì nguồn gốc tự nhiên của nó.

Dây sắn này có hiệu quả quan trọng trong sự đấu tranh chống lạm dụng ma túy dưới mọi hình thức nhờ tính chất đặc biệt khả năng giải độc. Cây còn gia tăng khả năng chống sự căn thẳng thần kinh và hoạt động trên tuyến tụy và dạ dầy.
Sắn dây có thể dùng như một loại thuốc chữa :

- cảm sốt,
- nhức đầu,
- khát nước,
- mụn nhọt.

Củ sắn dây có thể nấu chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây thường dùng để pha nước uống, nấu chè v.v.

● Theo y học cổ truyền, sắn dây dùng :

- chữa cảm sốt phong nhiệt,
- cổ gáy cứng đau,
- sởi mọc không đều,
- viêm ruột,
- kiết lỵ kèm theo sốt,
khát nước.

Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.

● Theo y học hiện đại, ở Trung Quốc dùng sắn dây chữa :

- bệnh động mạch vành,
- đau thắt ngực,
- cao huyết áp,
- tai điếc đột ngột.

Những nghiên cứu cho thấy rằng , dây sắn có thể giảm cả 2 chứng “ nôn nao ” ( là cảm giác khó chịu xảy ra do nguyên nhân lạm dụng quá nhiều rượu, cảm giác này xảy ra sau 6 đến 8 giờ sau khi uống rượu, khi lượng rượu trong cơ thể giảm, và chúng đạt đến mức tối đa khi nồng độ rượu trong máu đạt mức 0 ) và nghiện rượu, cũng như được sử dụng trong điều trị nghiện thuốc phiện. Cơ chế vận hành này chưa được rõ ràng lắm, nhưng có thể có liên quan với sự chuyển hoá của alcool và những luồng thần kinh trong nảo.

● Trong y học truyền thống Trung quốc, dây sắn còn  được dùng để chống :

- bệnh ù tai acouphènes,
- chóng mặt vertige hay
- hội chứng Wei

Theo y học truyền thống TQ thì hội chứng Wei là sự yếu kém hoạt động của cơ năng hoạt động như tay chân... trước và cuối cùng dẩn đến teo cơ bắp và tứ chi.
Theo y học phương tây lại khác, hội chứng Wei là hậu quả của sự viêm nảo, viêm cột sống đưa đến teo cơ bắp và bại liệt ….)

● Dây sắn có chứa một vài chất hữu ích như :

isoflavone, bao gồm chất daidzéine
( tác nhân chống viêm sưng và kháng khuẩn ),
- daidzine
( chống ung thư ),
- và génistéine
( tác nhân chống bệnh bạch huyết ).

Dây sắn là nguồn duy nhất của isoflavone, là puérarine.

Các hợp chất trong rể của dây sắn có thể có ảnh hưởng đến những dẫn truyền thần kinh ( như chất sérotonine, GABA, và glutamate ) và dây sắn đã chứng minh giá trị trong chứng đau phân nửa đầu và một vài chứng liên quan đến đầu.

Thực phẩm và biến chế :
Thông thường rễ được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Rễ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô.

● Củ sắn dây cũng thường được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây. Củ được sơ chế sạch, xay nhuyễn cùng với nước, lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ. Tại Việt Nam tinh bột sắn dây thường được ướp cùng với một số loại hoa như hoa nhài, hoa bưởi.

● Phần không ngấm chất mộc lignine là phần ăn được, các lá non có thể ăn như sà lách hoặc luộc chín như lá légume và những bông có thể ăn như hoa chiên bột, trong khi củ chứa nhiều tinh bột có thể biến chế như bất kỳ củ nào khác.

Rể dây sắn, chứa nhiều tinh bột nên có thể biến chế thành bột nhuyễn sử dụng trong kỹ nghệ bánh kẹo hay trong “ thực vật liệu pháp ”.

Còn trộn với nước đun sôi thì bột sắn sẽ phực vụ cho nghệ thuật nấu ăn tạo nên một thức ăn đặc.


Nguyễn thanh Vân

Cách nấu chè ngô khoai lang cực hấp dẫn

Natural Remedies 06:56 Add Comment
Ngô và khoai lang là hai nguyên liệu cực dễ kiếm và còn rất bổ dưỡng nữa. Bạn nghĩ sao khi kết hợp chúng lại với nhau? Nó cực hấp dẫn bởi vị bùi ngọt của khoai lang và dẻo thơm từ ngô nếp. Sau đây là cách nấu chè ngô khoai lang cực hấp dẫn này nhé.

Nguyên liệu nấu chè ngô khoai lang
  1. Ngô nếp non: 2 bắp
  2. Khoai lang 2 củ to vừa (chọn khoai bở và ngọt)
  3. Đường
  4. Bột sắn dây

Cách làm chè ngô khoai lang ngon

Bước 1: Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn. Ngô duôi nhỏ. Cho hai nguyên liệu vào ninh cùng với nhau.

Chè bắp khoai lang

Khoai lang chọn loại vừa ngọt và bở, có màu vàng đẹp

Chè bắp khoai lang

Cho ngô và khoai lang vào ninh cho nhừ

Bước 2: Ninh khi kiểm tra khoai lang chín là ngô cũng chín nhé? Trong quá trình ninh bạn nêm đường cho vừa ăn nhé? Pha 2 thìa bột sắn dây ra bát. Cho vào quấy đều cho đến khi chín.

Chè bắp khoai lang

Cho bột sắn dây quấy đều cho đến khi chín

Bước 3: Cho chè ra bát và thưởng thức thôi nào!


Món chè ngô khoai lang hấp dẫn ăn nóng hoặc lạnh đều ngon các bạn ạ. Nếu muốn các bạn có thể cho thêm vừng hoặc nước cốt dừa thì càng ngon nhé. Ăn làm món khai vị hoặc ăn chơi đều được, đảm bảo những đứa trẻ sẽ rất thích đấy.

Món nảy rất bổ dưỡng và dễ làm, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ cùng gia đình với những món ăn ngon nha.

Nguồn:http://monan9.com/

Cách pha bột sắn dây ngon - rất ngon :)

Natural Remedies 17:06 Add Comment



 

Ly bột sắn dây chanh đường


Trời chuyển sang mùa khô, nóng... và bột sắn dây (nguyên chất) giải nhiệt rất tốt, làm dẻo các khớp - chống xơ cứng khớp, bổ sung năng lượng...

Sau đây là công thức làm nước sắn dây uống


Chuẩn bị:


- 5 muỗng bột sắn dây nguyên chất.


- 1 muỗng đường.


- 1/2 ly nước đun sôi để nguội.


- 1/2 quả chanh.


Cách làm:


Cho nước sôi để nguội vào ly, khoảng 1/2 ly.


Cho bột sắn dây vào quấy đều.


Cho đường vào.


Vắt chanh vào


Cho đá vào.


Vậy đó, khi uống không còn mùi hăng của bột sắn, không có vị chua của chanh, thức uống này rất dinh dưỡng và cân bằng (âm dương). Rất tốt cho sức khỏe!


Chúc các bạn luôn an lành!

Đánh bay tàn nhang với bột sắn dây

Natural Remedies 16:54 Add Comment

 
Tàn nhang là hiện tượng tăng sinh hắc sắc tố ở lớp hạ bì và trung bì.

Bột sắn dây có tính bình, giải độc, thanh nhiệt không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn trị tàn nhanh chóng.

Tàn nhang là hiện tượng tăng sinh hắc sắc tố ở lớp hạ bì và trung bì. Hiện tượng này thường gặp ở người có da trắng, mỏng mịn và có tính di truyền. Cùng với thời gian những đốm tàn nhang nhạt màu sẽ ăn sâu hơn và trở nên đậm màu hơn, khiến làn da tối, sạm màu và khuôn mặt trở nên già hơn khiến bạn gái cảm thấy mất tự tin và ngại giao tiếp.

Trị tàn nhang hiệu quả với bột sắn dây

Cách 1:

Khả năng trị tàn nhang của sắn dây bắt nguồn từ một nhóm hoạt chất Isoflavone có trong củ sắn dây có hoạt tính Estrogen tương tự như hormon Estrogen ở người phụ nữ. Chính chất này sẽ thay thế hormone bị rối loạn, làm ổn định hoạt động của chúng, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều các sắc tố melanin làm giảm thâm nám. Ngoài ra, Isoflavone còn là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

Để trị tàn nhang, bạn lấý khoảng ½ chén nước ép cà chua đem trộn đều với 1 thìa bột sắn dây. Sau khi tẩy da chết trên mặt, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng cho đế khi hỗn hợp khô trên da thì rửa mặt với nước ấm.

Cách 2:

Nguyên liệu: 1 thìa bột sắn dây, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 đến 3 quả dâu tây được xay nhuyễn, nước cốt chanh.

Cách làm

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu vào trong bát, rồi đảo đều lên.

Bước 2: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị thì bôi hỗn hợp này lên, kết hợp với mát - xa linh hoạt trong khoảng 15 phút. Rổi rửa sạch bằng nước ấm. 

Áp dụng công thức này đều đặn từ 2 -3 lần/ tuần thì bạn sẽ thấy làn da được thay đổi kỳ diệu của làn da.

Lưu ý khi trị tàn nhang tại nhà

Tránh xa ánh nắng mặt trời: Đây là một việc làm rất cần thiết, bạn có biết ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh, nên khi bạn đang trong quá trình điều trị da của bạn tiếp xúc với nhiều dưỡng chất có thể sẽ rất nhạy cảm.

Cung cấp độ ẩm cho da: Bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi hàng ngày qua việc vận động, nếu như bạn không muốn có một làn da khô dễ mắc bệnh về da thì nên thực hiện uống đủ nước một ngày khoảng 2,5- 3 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng, săn chắc và khỏe hơn.

Sử dụng các chất dinh dưỡng hợp lý:  Dùng hoạt chất trong rau mùi tây để ức chế khả năng tập trung hắc tố melanin trên bề mặt da, bổ sung các sinh tố E trong chế độ ăn uống hàng ngày với các loại trái cây như trái bơ, lựu, chuối,… để tăng cường khả năng tái tạo và phục hồi da trước tác động của các tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Vân Anh/Theo Khỏe & Đẹp